Khoảnh khắc đội chiến thắng cuộc đua ghe Ngo tự hào nâng cao chiếc cúp Bia Sài Gòn đã chính thức khép lại lễ hội Ooc-om-bóc sôi động, đầy màu sắc của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lễ hội với những hoạt động văn hóa truyền thống sẽ luôn là một dấu ấn độc đáo trong lòng người dân địa phương nói riêng và cả những du khách thập phương nói chung.
Khép lại Lễ hội Ooc-om-bóc – Đua ghe Ngo trong không khí hồ hởi
Chiều 11/11/2019, sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, quyết liệt với sự cổ vũ của hàng ngàn khán giả địa phương và du khách, giải Đua ghe Ngo – một trong những hoạt động “đinh” của Lễ hội Ooc-om-bóc đã kết thúc và chính thức khép lại một tuần lễ hội với nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tại mùa giải năm nay, có khoảng 6.000 vận động viên đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và chủ nhà Sóc Trăng tham gia tranh tài. Kết quả, đội ghe của chùa Pong Tứk Chắs (huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) giành chiến thắng chung cuộc và tự hào nâng cao chiếc cúp Bia Sài Gòn. Ở giải nữ, ghe chùa Tum Núp của huyện Châu Thành (Sóc Trăng) bảo vệ thành công ngôi vô địch
Ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Sóc Trăng, cho biết trong tuần qua có đến 9 hoạt động sôi nổi tại TP Sóc Trăng. Không chỉ có 100.000 lượt người trực tiếp xem, cổ vũ cho các đội đua ghe Ngo ở đoạn sông Maspero, lễ hội Ooc-om-bóc năm nay còn thu hút thêm khoảng nửa triệu người đến với Sóc Trăng để mua sắm, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch...
Chặng đua tranh Cúp Bia Saigon đầy kịch tính
Hòa cùng không khí náo nức, tưng bừng của, bên cạnh sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đồng lòng và góp sức của người dân địa phương còn là sự chung sức, đồng hành trong nhiều năm của doanh nghiệp để quy mô của lễ hội ngày càng phát triển, góp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Doanh nghiệp chung tay cùng địa phương kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc
Năm 2019 là lần thứ IV lễ hội Ooc-om-boc – Đua ghe Ngo được tổ chức trên quy mô toàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với tiếng nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng, tiếng hò – hụi sôi động của các đội đua và khán giả cổ vũ, hình ảnh các thành viên đội vô địch cùng nhau tự hào nâng cao chiếc cup vô địch chắc hẳn đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng người tham dự. Có thể nói, giải Đua ghe Ngo là một nét đẹp văn hóa vô cùng ý nghĩa và đáng trân trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân địa phương, đồng thời cũng cho thấy sự gắn bó giữa doanh nghiệp và chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.